Đôi lời về tuổi trẻ này, do sẽ chỉ loanh quanh trong đôi tác phẩm của Đồng Hoa là chính, để mua vui được tẹo trống canh thôi. Còn xin các bạn đọc mà có thấy được gì từa tựa với tuổi trẻ trong lòng bạn thì hay, mà không, thì xin nghĩ cho là tuổi trẻ trăm hoa trăm sắc, và ấy, mới là cái mà tuổi trẻ đáng tự hào nhất, đúng chứ?
-
-
THẬP TỨ A CA và MẠNH GIÁC
(hay Thử nghĩ về ngày sau của họ) Thập tứ a ca và Mạnh Giác vốn là hai con người quá khác nhau. Cái khác thứ nhất, từ bản chất mà ra, Đồng Hoa hiểu và yêu Thập tứ khi những ý tưởng của cô về Bộ bộ kinh tâm chỉ mới ở trong trứng nước, và không ngần ngại thể hiện tình cảm ấy, miễn sao nó không ảnh hưởng tới tính tương đối khách quan của câu chuyện.
-
TÁC PHẨM ĐỒNG HOA TRONG LÒNG BÀN TAY hay Người thua vì người không sai
Biên mục tác phẩm này, hữu ích với ngay cả những người rẽ ngang, những người đi tắt qua đồng hoa và chỉ hái lấy vài bông cỏ.
-
BÁT A CA tịch mịch đích vương giả
Bát a ca – đấng vương giả tịch mịch. Cái tên dành sẵn cho bài viết manh nha một năm trước đây, khi Bộ bộ kinh tâm được Nhã Nam xuất bản, nhưng nhiều thù tiếp và tục lụy đeo theo mau chóng làm loang nhạt dòng ý tưởng vốn đã mù mờ, bèn gác lại, và chưa chừng gác lại mãi mãi nếu không có chuyến đi trước Tết này.
-
Thất bại của BÁT A CA
[Bài viết tiết lộ nội dung phim và truyện] Vì sao Bát a ca (Dận Tự) thua trong cuộc chiến “Cửu vương đoạt vị”? Ghi chép này không phải là một nghiên cứu nghiêm túc về lịch sử, chỉ là những suy nghĩ cá nhân và rời rạc rút ra từ phim và truyện Bộ bộ kinh tâm.
-
THẬP TAM A CA mai đỏ giữa Tử Cấm Thành
[Bài viết tiết lộ nội dung phim và truyện] (Đài HTV2, truyền hình cáp TP HCM, sẽ bắt đầu chiếu Bộ Bộ Kinh Tâm vào 21h thứ hai, ngày 12/11.) Ở phim, Thập tam a ca có một nét gì đó rất thu hút: không phải tiêu sái, không phải thân ở hoàng thất tâm ở thảo nguyên, không phải tri âm tri kỷ với Nhược Hi… Mãi đến khi đọc bài về Viên Hoằng và Hồ Ca của Alex, mình mới ồ, vẻ bề ngoài của Thập tam a ca đúng là có nét rất lạ. Nhất là đôi mắt, rất tình. Khóe môi mím, cũng tình.
-
TỨ A CA người từ trăm năm về khơi tình động
[Bài viết tiết lộ nội dung phim và truyện] Trên xe bus, Khánh Ly đang hát: Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá Thà như giọt mưa khô trên tượng đá… Nghe đến câu “Người từ trăm năm về khơi tình động“, bỗng nhớ Tứ a ca. Lần đọc Bộ Bộ Kinh Tâm đầu tiên, ấn tượng Tứ a ca vì câu nói “Say với phù hoa, chỉ tàn ý chí” lúc Nhược Hi hỏi sao Vương gia rất thích nằm nghỉ ở hồ sen mà thi thoảng mới đến? Lần đọc thứ hai, thích Tứ a ca vì một câu trả lời khác. Khi Nhược Hi dùng ngón…
-
Nhạc phim BỘ BỘ KINH TÂM (2)
Nhạc phim chính thức do Đường Nhân phát hành.